Chia Sẻ Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Cho Thuê

Không ít chủ nhà trọ thất bại vì không quản lý được người thuê cho nên sau một thời gian dẫn đến thất bại. Bài viết dưới đây chia sẻ những kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê mang lại hiệu quả cao.

1/.Những vấn đề chủ nhà thường gặp khi cho thuê nhà

Vấn đề thường gặp khi cho thuê nhà chính là người thuê nhà không tuân thủ đúng những quy định do chủ nhà đề ra. Xảy ra nhiều tệ nạn như đánh nhau, gây rối trật tự an ninh làm ảnh hưởng đến người khác, không những vậy nhiều người không thanh toán tiền nhà và tiền điện nước đúng thời hạn…

Vậy vấn đề quan trọng nhất của người quản lý nhà cho thuê nằm ở quản lý người thuê nhà. Vậy thì làm sao có thể giải quyết được vấn đề này? Không có cách nào khác, ngay từ ban đầu người cho thuê phải chọn lọc đối tượng cho thuê và có những giải pháp ràng buộc liên quan đến Pháp luật để quản lý người thuê.

Ví dụ, bạn có thể kiếm nguồn khách từ bạn bè hoặc người thân giới thiệu hoặc tham khảo một số người quen trước khi cho thuê. Và trước khi thuê nhà phải làm một hợp đồng rõ ràng, giữa hai bên phải thống nhất các điều kiện với nhau, hợp đồng này phải được công chứng. Và chủ nhà phải giữ giấy chứng minh photo công chứng của người thuê và phải đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê.

2/.Kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê là gì?

Ai cũng nhìn thấy vấn đề vậy giải pháp quản lý nhà cho thuê là gì? Có cách nào có thể giúp cho chủ nhà có thể quản lý hiệu quả nhất?

2.1.Thân thiện nhưng không thân thuộc

Đối với một người quản lý việc thân thiện với nhân viên hoặc người dưới cấp mình là điều cần thiết, tuy nhiên nó luôn được dừng lại ở một chừng mực nhất định nào đó. Luôn dừng lại ở mức thân thiện, không được lấn sang thân thuộc. Vì một khi đã thân thuộc thì đối tượng có thể lợi dụng vào sự cả nể và tình cảm của bạn để khất tiền thuê nhà hoặc kéo dài thời hạn trả tiền. Như vậy sẽ dẫn đến khá nhiều phiền phức.

2.2.Khi thay đổi vật dụng trong nhà phải báo nhà chủ biết

Thay vào đó bạn phải giữ một thái độ cương quyết, đặc biệt đối với những trường hợp vi phạm những quy định về tiền phòng, tiền điện nước và có hành vi không lành mạnh. Ngoài ra, nên kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý chặt chẽ người thuê nhà.

2.3.Cần một người quản lý hỗ trợ là cần thiết

Nếu như cho thuê phòng trọ với số lượng ít thì không thành vấn đề, tuy nhiên khi bạn quản lý cùng lúc rất nhiều phòng trọ thì nên tìm một người quản lý uy tín để làm thay công việc của bạn, như vậy bạn không cần mất quá nhiều thời gian mà công việc lại hiệu quả, có người giám sát trực tiếp và giải quyết một số công việc lặt vặt như sửa điện, ống nước…

Nếu như không quản lý tốt thì thiệt hại thuộc về chủ nhà, trước mắt sẽ dẫn đến doanh thu bị tuột xuống và mất uy tín, khách hàng truyền tai nhau dẫn đến không ai dám đến thuê phòng trọ của bạn nữa.

Hoặc khi cho thuê một ngôi nhà nguyên căn các bạn cũng cần phải lưu ý, phải chuẩn bị một hợp đồng thuê nhà rõ ràng, một số trường hợp cơ sở vật chất có hư hại do yếu tố chủ quan thì người thuê nhà phải chịu trách nhiệm hoặc bất cứ thay đổi nào trong nhà phải được thông qua ý kiến chủ nhà. Mọi tài sản được ban giao ban đầu phải được bàn giao lại đúng như hiện trạng ban đầu, nếu như không còn nguyên vẹn như ban đầu thì người thuê nhà phải đền bù cho chủ nhà. Vì một số trường hợp thuê nhà nguyên căn sau đó tự ý ngăn phòng và cho người khác thuê lại.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm quản lý nhà trọ hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra để quản lý tốt hơn các bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của nhiều người khác để áp dụng vào trường hợp của mình.

Nguồn:Đức Thắng

5/5 - (1 bình chọn)